Trung Trần Câu truyện
Đăng 7 năm trước
[Ted-sub] Trò chuyện với Elon Musk về Tesla, SpaceX và SolarCity
[Ted-sub] Trò chuyện với Elon Musk về Tesla, SpaceX và SolarCity · Trung Notes

Doanh nhân Elon Musk là con người nhiều hoài bão. Nhà sáng lập công ty Payppal, động cơ Tesla và SpaceX nay ngồi đàm đạo với người điều hành TED, Chris Anderson, về chi tiết những dự án tham vọng của anh, bao gồm ô tô chạy điện cho thị trường sản xuất hàng loạt, công ty cho thuê hệ thống phát năng lượng mặt trời và hoả tiễn tái sử dụng hoàn toàn.

Nội dung câu truyện

Chris Anderson: Elon, giấc mơ cháy bỏng nào đã khiến anh nghĩ tới việc tham gia ngành ô tô và chế tạo ô tô điện?

Elon Musk: Vâng, hồi còn học đại học tôi ngẫm nghĩ, những vấn đề nào có khả năng ảnh hưởng tới tương lai thế giới và nhân loại nhất? Tôi nghĩ rằng hệ thống vận tải và sản xuất năng lượng bền vững là cực kỳ quan trọng. Vấn đề năng lượng bền vững là vấn đề quan trọng nhất chúng ta cần giải quyết trong thế kỉ này, độc lập với các vấn đề môi trường. Thậm chí ngay cả khi sản xuất CO2 có lợi cho môi trường chúng ta vẫn sẽ cạn kiệt nguồn hydrocarbon, chúng ta cần tìm ra phương thức vận hành bền vững.

CA: Hầu hết điện năng của nước Mỹ là từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch mà ra. Vậy xe điện sử dụng nguồn điện này có thể cải thiện điều gì?

EM: Đúng vậy. Có 2 lý do cho việc này. Một là, ngay cả khi bạn sử dụng nguồn nhiên liệu tương tự và sản xuất điện tại các nhà máy và sử dụng nó để nạp cho ô tô điện, bạn vẫn được lợi. Vì vậy ví dụ như khí thiên nhiên, đó là nguồn các-bon hữu cơ phổ biến nhất, nếu đốt lượng các-bon này trong một tua bin đốt khí tự nhiên thường tại nhà máy điện, bạn đạt hiệu suất khoảng 60%. Nếu cho cùng lượng nhiên liệu vào xe động cơ đốt trong, hiệu suất chỉ còn 20%. Và lý do là, trong nhà máy điện, bạn có khả năng đốt một lượng nhiên liệu lớn hơn, đồ sộ, và bạn có thể lấy nhiệt thừa và chạy một tua bin nước, tạo nguồn điện thứ hai. Vì vậy, trong thực tế, kể cả khi bạn tính đến tổn thất trong quá trình truyền tải và mọi thứ, cả khi sử dụng nguồn nhiên liệu tương tự, hiệu quả tốt hơn gấp đôi khi ta sạc điện cho ô tô, rồi sau đó mới đốt nhiên liệu ở nhà máy điện.

CA: Điểm đó mang lại hiệu quả.

EM: Vâng, đúng vậy. Còn một vấn đề khác, chúng ta phái có nguồn năng lượng bền vững cho thế hệ năng lượng mới, thế hệ năng lượng điện. Chúng ta phải giải quyết vấn đề về nguồn điện bền vững, thì các các ô tô điện mới phát huy được tác dụng như là một dạng giao thông.

CA: Chúng ta có đoạn video về việc lắp ráp của Tesla ta sẽ xem đoạn video đầu Vậy có điều gì sáng tạo trong quy trình sản xuất những chiếc xe này?

EM: Để thúc đấy sự ra đời của các phương tiện giao thông chạy điện, và tôi muốn nói là tôi nghĩ, thực tế là, toàn bộ các dạng giao thông sẽ chuyển sang chạy điện toàn bộ với một ngoại lệ đó là tên lửa. Không cách nào tránh được định luật III của Newton mà. Câu hỏi đặt ra là làm sao để chúng ta thúc đẩy sự phát triển của phương tiện giao thông chạy điện? Và để để làm việc đó đối với ô tô, bạn phải có được một chiếc ô tô thực sự hiệu quả về năng lượng, có nghĩa là xe phải cấu tạo thật nhẹ, và đó là thứ mà các bạn đang nhìn đây đây là chiếc xe mà vỏ và khung gầm được làm hoàn toàn bằng nhôm được chế tạo ở Bắc Mỹ. Thực tế, chúng tôi đã áp dụng rất nhiều kỹ thuật thiết kế hỏa tiễn để làm cho xe nhẹ đi mặc dù có khối ắc quy lớn. Và khi đó nó cũng có lực ma sát ít nhất so với loại xe cùng cỡ. Vì thế, kết quả là năng lượng sử dụng sẽ rất thấp, và nó có khối ắc quy tân tiến nhất, và điều đó tạo nên yếu tố cạnh tranh để được xuất hiện trên dòng động cơ 250 dặm.

CA: Tôi thấy khối ắc quy cực kỳ nặng. vậy anh vẫn cho là tính toán bù trừ thân xe nhẹ với ắc quy nặng sẽ vẫn cho ra hiệu quả mong đợi.

EM: Chính xác. Phần còn lại của chiếc xe phải cực nhẹ để đỡ bớt phần nặng, và rồi chiếc xe phải có sức kéo tốt để đạt hiệu quả đường dài. Thực ra, những khách hàng của dòng xe S đang cạnh tranh với nhau để đạt được quãng đường dài nhất. Tôi nghĩ có người mới đây đi được tận 420 dặm trong một lần lên sạc.

CA: Đó là Bruno Bowden, có mặt ở đây, phá kỷ lục thế giới. EM: Xin chúc mừng.

CA: Đó là tin tốt. Tin xấu là để đạt vận tốc đó, anh ấy phải lái với vận tốc 18 dặm một giờ và bị cảnh sát bắt. (cười)

EM: Ý tôi là, bạn cũng lái được... Nếu bạn lái 65 dặm một giờ, trong điều kiện bình thường, 250 dặm là quãng đường thông thường.

CA: GIờ ta hãy xem video thứ hai quay chiếc Tesla chạy trên băng. Không hẳn là moi móc ở tờ The New York Times. Đối với anh trải nghiệm nào trong việc lái xe Tesla là đáng ngạc nhiên nhất?

EM: Trong việc chế tạo xe điện, khả năng phản ứng của nó rất đáng kinh ngạc, Chúng tôi thật sự muốn người lái cảm nhận như họ hoà tâm trí cùng với chiếc xe vậy, kiểu như bạn và xe là một thực thể, bạn cua và tăng tốc, nó tăng tốc ngay, như thể xe có hệ thống chống lắc. Xe điện mới làm được như thế. Xe chạy xăng thì không. Tôi nghĩ đó là điểm khác biệt lớn mà người ta cảm nhận được khi lái thử.

CA: Nó là chiếc xe đẹp nhưng đắt tiền. Có cách nào để nó trở thành sản phẩm thông thường không?

EM: Có. Mục đích của xe Tesla luôn là như vậy. có quá trình ba bước, trong đó phiên bản một là số lượng nhỏ giá thành cao, phiên bản hai là số lượng trung giá trung, và ba là xe cỡ lớn giá thấp. Hiện giờ chúng tôi đang ở phiên bản hai. Phiên bản xe Roadster giá 100.000 đô. Phiên bản kia là dòng S, giá khởi điểm 50.000 đô. Loại xe đời thứ ba, dự kiến sẽ ra thị trường trong 3, 4 năm tới, có giá 30.000 đô. Mỗi khi công nghệ mới ra đời thường trải qua ba phiên bản chính để đủ sức hấp dẫn trên thị trường sản xuất hàng loạt. Chúng tôi đang phát triển theo ba bước đó, nên tôi tự tin sẽ ra được thị trường lớn.

CA: Hiện giờ, nếu chỉ lái đoạn ngắn, ta có thể lái đi, rồi lái về sạc ở nhà. Hiên giờ chưa có trạm sạc điện nhanh rộng rãi trên cả nước Anh có ý tưởng nào về việc đó, hay chỉ dựng trạm sạc vài nơi chính yếu?

EM: Thực ra có nhiều trạm sạc hơn mọi người tưởng. Công ty Tesla đang xây dựng công nghệ gọi là công nghệ Sạc cấp tốc, đi kèm với dòng sản phẩm S miễn phí mãi mãi. Đây cũng là điều chắc ít người biết đến. Chúng tôi đã được bang California và Nevada thông qua, các bang bờ Đông thông qua, từ Boston cho đến D.C. Đến cuối năm nay, bạn có thể lái từ L.A đến New York sử dụng hệ thống trạm sạc cấp tốc, sạc nhanh hơn năm lần so với mọi loại sạc khác. Điểm chính yếu là tỷ lệ nghỉ đỗ chừng sáu hay bảy lần thôi. Nếu lái khoảng ba tiếng, bạn sẽ dừng 20, 30 phút, thường mọi người dừng nghỉ chân chừng đấy. Bạn khời hành lúc 9h sáng, tới trưa dừng ăn chút ít, đi vệ sinh, mua thức uống, rồi đi tiếp.

CA: Vậy đề xuất của anh với khách hàng là, để sạc đầy bình mất chừng một giờ. Cũng bình thường thôi... Đừng mong đi tiếp trong 10 phút. Chờ 1 tiếng đi, nhưng có sao đâu, bạn đang cứu Trái Đất. Vả lại, điện miễn phí mà. Bạn có phải trả tiền đâu.

EM: Thực ra điều tôi kỳ vọng là khách hàng chỉ dừng 20, 30 phút, không phải một tiếng. Tốt hơn là lái thẳng 160, 170 dặm rồi nghỉ nửa tiếng rồi tiếp tục hành trình. Thế mới là nhịp điệu của chuyến đi.

CA: Được rồi. Vậy đấy là một ý tưởng của anh giải quyết vấn đề năng lượng. Anh đang làm việc với công ty năng lượng mặt trời SolarCity. Có điều gì đặc biệt ở đây không?

EM: Như tôi có nói trước đó, chúng tôi sản xuất điện bền vững cũng như tiêu thụ điện, nên tôi khá tự tin nguồn điện chính yếu sẽ là năng lượng mặt trời. Ý tôi là năng lượng mặt trời là gián tiếp thôi. Chúng ta có nhà máy phát điện khổng lồ mặt trời rồi, chỉ cần tận dụng một phần nhỏ năng lượng đó cho mục đích phục vụ xã hội con người. Điều nhiều người không biết là họ biết, rằng phần lớn thế giới đã chạy bằng năng lượng mặt trời. Mặt trời mà không tồn tại, ta đã thành quả cầu tuyết từ lâu quả cầu âm 270 độ C. Mặt trời cung cấp năng lượng cho hệ thống khí quyển. Toàn bộ hệ sinh thái phụ thuộc vào năng lượng mặt trời.

CA: Nhưng trong mỗi 3.7 lít xăng là hàng nghìn năm năng lương tích tụ lại trong một bình chất lỏng nên thật khó mà so sánh hay cạnh tranh với ví dụ như khí đốt tự nhiên, dầu mỏ Làm sao ta có thể xây dựng việc kinh doanh?

EM: Chà thực ra thì tôi tự tin rằng năng lượng mặt trời sẽ đánh bại mọi loại năng lượng khác, kể cả khí đốt tự nhiên(Vỗ tay)

CA: Sao lại thế?

EM: Phải như thế thôi. Nếu không chúng ta gặp rắc rối lớn.

CA: Nhưng anh không bán tấm năng lượng mặt trời Anh đang sử dụng nó làm gì? EM: Chúng tôi có bán đấy chứ. Khách hàng có thể mua hoặc thuê hệ thống năng lượng. Đa số mọi người chọn thuê. Năng lượng mặt trời có ưu điểm không đòi hỏi dự trữ trong kho hay phí hoạt động kho bãi, một khi lắp đặt xong, ta dùng được mãi. Dùng được nhiều thập kỷ. Có khi cả một thế kỷ. Thế nên, chủ yếu là phải giảm giá lắp đặt ban đầu thấp nhất và sử dụng tài chính đầu tư thấp, bởi tiền lãi chính là một nhân tố đẩy cao giá năng lượng mặt trời. Chúng tôi đang phát triển theo hướng đó, nên tôi tự tin sẽ đánh bại được khí đốt tự nhiên.

CA: Để xuất hiện tại của anh với khách hàng là ban đầu họ trả phí thấp.

EM: MIễn phí.

CA: Miễn phí ban đầu. Bên anh sẽ cài đặt tấm mặt trời trên mái nhà họ rồi họ trả tiền sau. Vậy hạn thuê là bao lâu?

EM: Hạn thuê thường là 20 năm. nhưng vị trí định giá, như anh đang ám chỉ, khá thẳng thắn không phải đặt cọc, và tiền điện còn bớt đi. Giao dịch lời đấy chứ.

CA: Có vẻ như là tin tốt cho khách hàng. Không rủi ro, trả tiền ít hơn về sau. Với anh, giấc mơ ở đây là... Tức là, về lâu dài ai sở hữu điện tạo ra từ tấm phản này? Công ty anh sẽ kiếm lời như thế nào?

EM: Về bản chất thì, SolarCity kêu gọi một khoản tiền vốn coi như là từ một công ty hay ngân hàng, Google cũng là một đối tác. Họ mong đợi khoản lãi từ số tiền vốn đó. Từ số vốn đó SolarCity mua và lắp đặt tấm phản quang trên mái nhà với giá một tháng thuê cho chủ nhà hay chủ doanh nghiệp, vẫn rẻ hơn tiền điện nước.

CA: Và bản thân anh cũng có khoản lợi tài chính dài hạn từ đó. Anh đang xây dựng hệ thống phân phối điện kiểu mới.

EM: Chính xác. Điều đó sẽ đóng góp vào việc phân phối một lượng lớn điện năng. Một điều tốt, bởi điện đang bị độc quyền, người dân không có sự lựa chọn. Lần đầu tiên có sự cạnh tranh với thế độc quyền này, vì trước nay điện nước thuộc về chủ sở hữu đường dây phân phối, nhưng giờ điện có ngay trên trần nhà bạn. Điều đó thực sự trao quyền cho các chủ hộ và chủ doanh nghiệp.

CA: Anh thật sự nhìn thấy được viễn cảnh trong một, hai thập kỷ tới hoặc trong lúc anh còn sống ở Mỹ đa phần năng lượng sẽ đi thành mặt trời cả?

EM: Tôi cực kỳ tin tưởng năng lượng mặt trời sẽ trở thành năng lượng đa phần, có thể là nguồn năng lượng chính, tôi tiên đoán có thể là trong 20 năm nữa. Tôi có cá cược điều này với một người.

CA: Định nghĩa năng lượng đa phần?

EM: Năng lượng từ mặt trời nhiều hơn các nguồn khác

CA: À. Anh cá cược với ai thế?

EM: Với một người bạn xin được giấu tên.

CA: Nói cho tôi nghe thôi. (Cười)

EM: Tôi cá cược chừng hai, ba năm trước, tức là khoảng 18 năm nữa, tôi nghĩ năng lượng từ mặt trời sẽ áp đảo các nguồn khác.

CA: Giờ hãy nói về cuộc cá cược anh đặt ra với bản thân, tôi đoán vậy, khá điên rồ. Anh cũng kiếm được kha khá từ Paypal. Rồi anh đi mở công ty du hành vũ trụ. Sao lại lại có người lại dư hơi đi làm thế nhỉ? (Cười)

EM: Tôi cũng hay bị hỏi thế lắm. Mọi người hay nói, "Bạn nghe chuyện cười về cái ông vừa kiếm được một ít tiền trong ngành vũ trụ chưa?" Dĩ nhiên rồi. Câu gây cười là: "Cái ông khởi nghiệp với bộn tiền chứ gì." Cho nên tôi hay trả lời là, ừ thì tôi đang tìm cách tiêu tiền làm sao cho mau hết. Thế là mọi người nhìn tôi kiểu: "Anh ta nói thật à?"

CA: Lạ lùng thay, anh nói thật. Chuyện gì đã xảy ra?

EM: Mọi chuyện suýt nữa thì vỡ lở. Chúng tôi rất gần đến sạt nghiệp rồi. nhưng cũng xoay sở qua giai đoạn đó năm 2008. Mục tiêu của SpaceX là nâng tầm công nghệ tên lửa, và giải quyết vấn đề sống còn đó là biến mọi người trở thành hành khách vũ trụ, muốn vậy phải sớm có tên lửa có thể tái sử dụng.

CA: Nhân loại có thể trở thành hành khách vũ trụ ư? Đó là giấc mơ của anh từ tấm bé? Anh luôn mơ tới sao Hoả và hơn thế nữa?

EM: Lúc nhỏ tôi có hay xây tên lửa, nhưng không nghĩ tôi sẽ tham gia vào chuyện này. Chuyện kinh doanh du hành vũ trụ bắt nguồn từ góc nhìn về tương lai làm sao cho nó trở nên thú vị đầy cảm hứng. Tôi nghĩ điều khác biệt cơ bản là nếu bạn nhìn vào tương lai, giữa loài người có thể du hành vũ trụ khám phá các vì sao, các hành tinh khác thì thật thú vị biết bao, so với loài người bị giam mãi trên Trái Đất chờ đến ngày diệt vong.

CA: Vậy là bằng cách nào đó anh đã cắt giảm một giá thành sản xuất một chiếc hoả tiễn xuống 75%, tuỳ cách tính. Làm cách nào anh làm được thế? NASA nắm quyền rất lâu rồi. Anh can thiệp ra sao?

EM: À, chúng tôi có tiến bộ lớn về công nghệ phóng không, động cơ, chương trình điện tử và phóng hỏa tiễn. Có cả một danh sách dài những phát minh tôi có thể nghĩ ra nhưng hơi khó để công bố ở đây, nên...

CA: Không phải vì anh sợ bị chôm ý tưởng đấy chứ? Anh vẫn chưa đăng kí bản quyền, tôi lấy làm lạ.

EM: Không, chúng tôi không đăng kí bản quyền.

CA: Đó là vì anh nghĩ đăng kí sẽ nguy hiểm hơn không đăng ký à?

EM: Do đối thủ cạnh tranh chính của chúng tôi là chính phủ, nên việc đăng kí bản quyền hơi rắc rối chút.(Cười) (Vỗ tay)

CA: Thật đáng quan tâm. Anh vẫn chưa nói về phát minh lớn anh đang nghiên cứu. Hãy nói với chúng tôi về điều đó.

EM: Vâng, phát minh lớn ở đây là...

CA: Để tôi bật clip lên và anh diễn giải theo nhé?

EM: Được thôi. Nói chung các hoả tiễn chúng đều phát triển thêm được. Tất cả các hoả tiễn từng được phóng đều thế. Tàu con thoi cũng là một nỗ lực xây tàu tái sử dụng, nhưng đến thùng xăng cũng toàn bị vứt di, trong khi phần có thể tái sử dụng cần tới nhóm 10.000 người tu sửa trong chín tháng. Thế là con tàu ngốn tới cả tỷ đô một lần bay. Hẳn là điều đó không được ưu ái lắm...

CA: Chuyện gì vừa xảy ra? Có gì vừa hạ cánh à?

Em: Đúng vậy. Quan trọng là các phần của hoả tiễn có thể quay trở lại bệ phóng để lại có thể được phóng lần nữa trong vòng vài giờ.

CA: Chà. Hoả tiễn tái sử dụng.

EM: Đúng vậy. (Vỗ tay) Điều nhiều người không biết là, phí nhiên liệu, của máy đẩy là rất ít. Chỉ bằng máy bay thường, nên giá trị của máy đẩy chỉ chiếm 0.3% của giá cả chiếc hoả tiễn. Cho nên việc cắt giảm được 100 lần giá một lần phóng hỏa tiễn là khả thi. nếu ta có thể tái sử dụng hỏa tiễn một cách hiệu quả. Thế nên việc đó rất quan trọng. Mọi phương tiện giao thông ta đang dùng, máy bay, tàu lửa, xe máy, xe đạp, ngựa đều có thể tái sử dụng, hoả tiễn lại không. Ta phải giải quyết vấn đề này mới đưa người ra vũ trụ được.

CA: Lúc trước anh có hỏi tôi liệu du hành vũ trụ có được chuộng nữa không nếu bay xong ta phải huỷ tàu.

EM: Quả thật vấn đề tàu khá nan giải.

CA: Chắc chắn là đắt tiền rồi. Đó là thật sự là công nghệ sáng tạo tiềm năng tạo tiền đà cho giấc mơ của anh đến lúc nào đó sẽ đưa được người lên sao Hoả. Chắc anh cũng muốn thấy khu dân cư trên sao Hỏa.

EM: Chính xác. SpaceX hoặc một số kếp hợp công ty tư và chính phủ cần phải tiến bộ theo hướng đưa cuộc sống lên tầm đa hành tinh, đến việc xây dựng nền tảng trên hành tinh khác, ví dụ sao Hoả là một lựa chọn thực tế, rồi từ nền tảng đó xây dựng lớn mạnh đến khi ta thành loài sống trên đa hành tinh.

CA: Giờ hãy chuyển sang phần "hỏa tiễn tái sử dụng". Diễn tiến như thế nào rồi? Clip vừa rồi rất thú vị đấy. Diễn tiến như thế nào?

EM: Chúng tôi gần đây có vài kết quả khả quan với dự án Thử nghiệm Dế nhảy thử nghiệm phóng chiều thẳng đứng, một dạng đuôi tàu khó chế tạo. Có vài thử nghiệm thành công.

CA: Chúng tôi có thể xem không?

EM: Được chứ. Để dễ mường tượng độ lớn, chúng tôi cho hình nộm cao bồi ăn mặc như Johnny Cash rồi mắc ốc vít dính vào hoả tiễn. (Cười)

CA: Rồi, vậy ta xem video đó đi, điều đó thật sự tuyệt nếu bạn nghĩ kỹ. Bạn chưa từng thấy điều đó bao giờ. Hoả tiễn nổ máy chuẩn bị rồi thì...

EM: Vâng, hoả tiễn kích cỡ tòa nhà 12 tầng. (Tiếng hỏa tiễn bay lên) Giờ nó đang lơ lửng ở độ cao 40m, liên tục điều chỉnh góc độ, độ cao, đường trệch của động cơ chính, và giữ guồng quay của cần đẩy xăng nhiệt độ thấp.

CA: Thế có tuyệt không cơ chứ? (Vỗ tay) Elon, anh sao anh có thể làm được vậy? Các dự án này thật là... Paypal, SolarCity này, Tesla, SpaceX này, chúng thật khác biệt nhau, đều là những dự án đầy tham vọng với quy mô lớn. Sao có thể có một người có thể sáng tạo đến vậy được? Anh có bí quyết gì thế?

Em: Tôi thật không biết. Tôi không biết trả lời sao cho thoả. Tôi làm việc rất nhiều. Thực sự rất nhiều.

CA: Thôi được, tôi có lý thuyết thế này nhé.

EM: Vâng, mời anh.

CA: Lý thuyết là anh có khả năng suy nghĩ ở tầm thiết kế liên kết thiết kế, công nghệ và kinh doanh với nhau. Nếu như TED là TBD - thiết kế, công nghệ và kinh doanh kết hợp làm một, kết hợp cách mà ít người có thể nghĩ đến, và một điều cực quan trọng, là cực kỳ tự tin vào tổ hợp đó sẽ thành công đủ để nhận rủi ro lớn. Anh cá cược cả gia tài vào nó, và có vẻ anh làm thế nhiều lần. Ý tôi là, gần như không ai làm được vậy. Liệu đó..., chúng tôi có thể biết bí quyết thành công này không? Ta có thể đưa điều này vào hệ thống giáo dục không? Người khác có thể học được từ anh không? Điểu anh làm thật sự tuyệt vời.

EM: Chà, xin cảm ơn anh. Tôi cho rằng đó là một cách thức suy nghĩ thôi. Như vật lý vậy, có những cách thức lý luận cả. Nói chung ý tôi muốn nói là, tối giản mọi thứ xuống thành những sự thật cơ bản rồi từ đó lý luận thêm ra, hơn là lý luận theo dạng loại suy. Phần lớn cuộc đời ta đều suy luận theo dạng loại suy, tức cơ bản là bắt chước người khác nhưng thay đổi ít nhiều. Ta phải làm thế thôi. Nếu không vì tinh thần ta không chống chọi được hết ngày. Nhưng nếu ta muốn làm điều mới mẻ, thì phải áp dụng cách nghiên cứu vật lý. Vật lý là để khám phá ra điều mới lạ trái ngược lẽ thường, như vật lý lượng tử chẳng hạn. Rất ngược với kiểu nghĩ thông thường. Một việc quan trọng nữa là, ta nên lắng nghe, thậm chí là đòi hỏi phản hồi tiêu cực, nhất là từ bạn bè. Có vẻ như lời khuyên này giản dị quá, nhưng ít người làm thế nên nó rất hữu ích đấy.

CA: Các cô cậu học sinh, hãy học vật lý. Học từ con người này. Elon Musk, giá như chúng tôi có hẳn một ngày, nhưng chân thành cảm ơn anh đã đến với TED.

EM: Xin cảm ơn. CA: Buổi nói chuyện thật tuyệt. Rất, rất hay. Nhìn anh ta xem. (Vỗ tay) Mời anh chào khán giả. Bài nói chuyện rất hay Cảm ơn nhiều.

Nguồn : TED

Trung Trần

Love coding and write notes

Những ý tưởng hay cho cuộc sống

Trung Trần   7 năm trước

Tổng hợp series quotes hay từ page có thể bạn chưa biết

Trung Trần   7 năm trước

Xem bản đồ theo thời gian

Trung Trần   7 năm trước

Bill Gates, Jeff Bezos và những tỷ phú đang đầu tư vào các công ty năng lượng

Trung Trần   6 năm trước