Trung Trần Câu truyện
Đăng 5 năm trước
Trò chuyện với Linus Torvalds về tư duy đằng sau Linux
Trò chuyện với Linus Torvalds về tư duy đằng sau Linux · Trung Notes

Linus Torvalds đã 2 lần thay đổi thế giới công nghệ - đầu tiên với nhân Linux thúc đẩy & tăng thêm sức mạnh cho Internet, và một lần nữa với Git, hệ thống quản lý mã nguồn được sử dụng bởi các nhà phát triển trên toàn thế giới. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với TED Curator Chris Anderson, Torvalds thảo luận với sự cởi mở đáng chú ý những đặc điểm cá tính đã thúc đẩy triết lý độc đáo của ông về công việc, kỹ thuật và cuộc sống. "Tôi không phải là một người nhìn xa trông rộng, tôi là một kỹ sư," Torvalds nói. "Tôi hoàn toàn hài lòng với tất cả những người đang đi bộ xung quanh và chỉ nhìn chằm chằm vào những đám mây ... nhưng tôi đang nhìn xuống mặt đất, và tôi muốn sửa chữa ổ gà ngay trước mặt tôi trước khi tôi rơi vào. "

TEDTalks là một podcast video hàng ngày về các buổi nói chuyện và biểu diễn hay nhất từ Hội nghị TED, nơi các nhà tư tưởng và người làm việc hàng đầu thế giới trao đổi về cuộc sống của họ sau 18 phút (hoặc ít hơn). Tìm kiếm các cuộc đàm phán về Công nghệ, Giải trí và Thiết kế - cộng với khoa học, kinh doanh, các vấn đề toàn cầu, nghệ thuật và hơn thế nữa.


Video nội dung bài nói chuyện

Bạn có thể tùy chọn phụ đề Tiếng Việt ở thanh chạy video


Sub nội dung cuộc nói chuyện

Thật là một việc kì lạ. Phần mềm Linux nằm trong hàng triệu máy tính, cực kỳ phổ biến trên mạng Internet. Và tôi nghĩ rằng có khoảng hơn một tỷ rưỡi thiết bị Android đang hoạt động. Phần mềm của anh có mặt trong tất cả chúng, từng chiếc một. Thật đáng ngạc nhiên. Anh chắc phải sở hữu trụ sở chính chuyên thiết kế phần mềm để làm điều đó. Đó là điều tôi từng nghĩ, và tôi bị sốc khi thấy bức tranh này. Ý tôi là, đây là - đây là trụ sở toàn cầu của Linux.

00:43 (Cười)

00:45 (Vỗ tay)

00:49 Linus Torvalds: Không giống những gì anh tưởng tượng lắm. Và tôi phải nói, điểm thú vị nhất trong bức tranh này, điều hầu như ai cũng để ý tới, là chiếc bàn biết đi này. Đây là điều thú vị nhất trong văn phòng của tôi và thật ra tôi không còn dùng nó nữa. Và tôi nghĩ có hai thứ liên quan.

01:09 Cách tôi làm việc... Tôi không muốn nhận kích thích từ bên ngoài. Bạn có thể thấy, trên các bức tường là ánh sáng màu xanh. Tôi được biết là các viện tâm thần gắn nó trên các bức tường.

01:27 (Cười)

01:29 Nó tương tự một màu trầm, đây không phải điều thật sự động viên bạn.

01:35 Điều bạn không thể thấy là máy tính ở đây, bạn chỉ có thể thấy màn hình, nhưng điều tôi lo lắng chủ yếu là chiếc máy tính của mình - nó không có lớn và không có mạnh, dù tôi thích như vậy - thật không có gì để bàn. Tôi biết nhiều người làm việc cho Google và họ có trung tâm dữ liệu riêng tại nhà mình, và tôi không làm vậy. Văn phòng của tôi là nơi chán nhất mà bạn từng gặp. Và tôi ngồi đây một mình trong yên lặng. Nếu con mèo chạy ngang, nó sẽ nhảy lên đùi tôi. Và tôi muốn nghe tiếng kêu của nó, không phải âm thanh của chiếc quạt trong máy tính.

02:13 Điều này thật là lạ, vì làm việc theo kiểu này, anh có thể mở cả một đế quốc công nghệ to lớn - đây là một đế chế - nên đó là bằng chứng đáng ngạc nhiên về năng lượng của mã nguồn mở.

02:25 Hãy kể chúng tôi nghe cách anh hiểu về mã nguồn mở và cách nó dẫn tới sự phát triển của Linux.

02:33 Ý là tôi vẫn làm việc một mình. Thật ra - tôi làm việc tại nhà của mình, tôi thường mặc áo choàng tắm. Khi một nhà nhiếp ảnh đến, tôi được lên hình, nên tôi mặc quần áo vào.

02:43 (Cười)

02:45 Và đó là cách làm việc của tôi. Đây cũng là cách tôi thành lập Linux. Tôi không thành lập Linux như một dự án hợp tác. Tôi bắt đầu là vì nó là một trong chuỗi dự án có lúc tôi từng làm cho riêng mình, một phần vì tôi cần kết quả cuối cùng, mà thậm chí còn vì tôi chỉ thích lập trình. Cho nên đây là chặng cuối của cuộc hành trình, mà, 25 năm sau, chúng tôi vẫn chưa đạt được. Nhưng thật ra là tôi đang tìm một dự án cho riêng mình và thật ra không hề có mã nguồn mở trên máy ra-đa.

03:21 Và điều xảy ra là... dự án tiến triển và trở thành thứ mà anh muốn khoe với mọi người. Thật ra, chuyện là "Chà, hãy xem những gì tôi đã làm!" Tin tôi đi - sau đó chuyện cũng không khá lên là mấy. Tôi đã công bố cho mọi người, và lúc đó còn không có mã nguồn mở nữa. Lúc đó, mã nguồn đã được mở, nhưng không có mục đích sau khi dùng phương pháp mã nguồn mở mà chúng ta nghĩ ngày nay để cải thiện nó. Dường như là, "Nhìn xem, tôi từng nghiên cứu được nửa năm, tôi thích xem những lời bình luận."

04:00 Và những người khác đã tiếp cận tôi. Tại trường đại học Helsinki, tôi có người bạn - một trong những mã nguồn mở - sau đó nó được gọi là "phần mềm miễn phí" - và cậu ấy đã giới thiệu cho tôi quan điểm đó, nè, anh có thể dùng những bản quyền mã nguồn mở xung quanh. Và tôi từng có suy nghĩ. Thật ra tôi lo lắng về những lợi ích thương mại tổng thể. Ý tôi là, đó là một trong những lo lắng tôi nghĩ hầu hết mọi người đều mắc phải, đó là họ lo ai đó lợi dụng công việc của mình, đúng không? Và tôi đã quyết định, "Nó là cái quái gì vậy?" Và -

04:44 Và đôi khi, ai đó đóng góp mật mã mà anh nghĩ, "Chà, điều đó thật thú vị, tôi sẽ không nghĩ về nó nữa. Điều này có thể cải thiện được."

04:53 Thậm chí nhiều người đóng góp mật mã còn chưa bắt đầu, hơn nữa những người đó bắt đầu đóng góp ý kiến. Và thật ra chỉ là ai đó khác nữa chỉ nhìn vào dự án của bạn - và tôi chắc chắn đây cũng đúng với những điều khác, nhưng hoàn toàn là thật theo luật - chính là ai đó khác nữa có hứng thú với mật mã của bạn, nhìn nó cũng đủ để cho anh đưa phản hồi và cung cấp ý tưởng cho anh. Đó là chuyện lớn đối với tôi.

05:17 Lúc đó tôi 21 tuổi, nên tôi vẫn còn trẻ, nhưng cơ bản thì tôi đã lập trình cho nửa đời mình, Và mỗi dự án trước đó hoàn toàn liên quan cá nhân và đó là sự phát hiện khi nhiều người vừa mới bắt đầu bình luận. bắt đầu đưa phản hồi về mật mã của anh. Và thậm chí trước khi họ bắt đầu trả lại mật mã, tôi nghĩ đó là một khoảnh khắc tuyệt vời tôi từng kể, "Tôi yêu mọi người!" Đừng hiểu lầm tôi - TôI không phải người vì mọi người.

05:46 (Cười)

05:49 Tôi thật sự không yêu mọi người -

05:52 (Cười)

05:53 Nhưng tôi yêu máy tính, tôi thích tương tác với người khác qua email, vì nó cung cấp bộ đệm cho bạn. Nhưng tôi yêu những người đưa ra lời bình và tham gia vào dự án của tôi. Và còn nhiều hơn thế nữa.

06:09 Vậy có lúc nào anh thấy những gì đang được xây dựng và đột nhiên bị trì hoãn, và bạn nghĩ, "Chờ một chút, chắc có cái gì đó khổng lồ, không chỉ là dự án cá nhân mà tôi nhận phản hồi tích cực, mà còn là một sự phát triển đột ngột trong thế giới công nghệ?

06:25 Không hẳn là vậy. Ý tôi là, điều quan trọng đối với tôi, thật ra, không phải chuyện lớn lao, mà chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Điều quan trọng là tôi không có một mình và có 10, có lẽ 100 người tham gia - đó mới là điều quan trọng. Và những chuyện khác thì từng bước từng bước một. Từ 100 người lên đến 1 triệu người không phải là vấn đề lớn - với tôi. À, ý tôi là, có lẽ nếu anh là -

06:51 (Cười)

06:52 Nếu anh muốn bán kết quả thì đó là chuyện lớn đó - đừng hiểu lầm tôi. Nhưng nếu anh quan tâm đến công nghệ và anh có hứng thú với dự án, chủ yếu là hút sự chú ý của công chúng. Và cộng đồng sẽ dần dần phát triển. Và thật ra đây không chỉ là một vấn đề mà tôi đề cập, "Chà, chỉ là bắt chước thôi!" bởi vì nó - ý tôi là - gần như phải mất một khoảng thời gian.

07:13 Những chuyên gia công nghệ mà tôi đề cập thật sự có uy tín với việc thay đổi hoàn toàn công việc của họ. Và đó không phải là Linux, mà nó có tên gọi là Git, một hệ thống quản lí dành cho sự phát triển phần mềm. Hãy kể ngắn gọn với chúng tôi chuyện đó và vai trò của anh.

07:30 Vấn đề mà chúng tôi gặp phải, và điều này mất một lúc mới bắt đầu xuất hiện, là khi anh... Khi anh tăng từ 10 người hoặc 100 người làm việc trong một dự án, lên đến 10 000 người, mà - ý tôi là, lúc này chúng tôi chỉ tập trung vào nhân của hệ điều hành, chúng tôi có 1 000 người tham gia trong từng bộ phận. và diễn ra mỗi 2 tháng, khoảng 2 hay 3 tháng. Có vài người không làm nhiều như vậy. Có nhiều người có những sự thay đổi nho nhỏ.

08:01 Nhưng để duy trì điều này, cán cân thay đổi cách anh phải bảo dưỡng nó. Và chúng tôi đã phải trải qua nhiều đau đớn. Và có nhiều dự án chỉ tập trung bảo trì mã nguồn mở. CVS là thứ từng được sử dụng phổ biến nhất, và tôi cực kì ghét CVS và từ chối chạm vào nó và thử vài thứ khác mang tính cơ bản và thú vị. và những người khác cũng ghét.

08:31 (Cười)

08:32 Và chúng tôi nằm trong tình trạng xấu, nơi chúng tôi có hàng ngàn người muốn tham gia vào, nhưng thử nhiều cách khác nhau, tôi lại là người hay ngừng giữa chừng, nơi tôi không thể cân bằng đến điểm mà tôi có thể làm việc cùng hàng ngàn người.

08:47 Git là dự án lớn thứ hai của tôi, chỉ được tạo ra để tiếp nối dự án lớn đầu tiên của tôi. Và đây mới thật sự là cách làm việc của tôi. Tôi không viết mật mã - à, tôi viết chỉ vì vui mà thôi - nhưng tôi muốn giải mã thứ gì đó có ý nghĩa nên những dự án tôi từng làm là thứ mà tôi cần và -

09:09 Vậy thật ra, cả Linux và Git mới xuất hiện gần như là hậu quả khó đoán trước được trong mong muốn không phải làm việc với quá nhiều người.

09:18 Hoàn toàn chính xác.

09:19 (Cười)

09:20 CA: Thật là ngạc nhiên. LT: Uh.

09:22 (Vỗ tay)

09:23 Tuy nhiên, anh là người đã chuyển giao công nghệ, không chỉ 1 mà những 2 lần, và chúng tôi phải cố gắng tìm hiểu nguyên nhân. Anh từng đưa vài dẫn chứng, nhưng Đây là ảnh hồi còn nhỏ của anh, với khối vuông rubic. Anh nói rằng bạn từng lập trình khi anh chỉ mới 10 hay 11 tuổi, nửa cuộc đời anh.

09:43 Anh là thiên tài máy tính, anh biết đó, übernerd, bạn là ngôi sao trường học có thể làm mọi thứ? Lúc nhỏ bạn trông thế nào?

09:52 À, tôi nghĩ tôi là mọt sách chính hiệu. Ý tôi là, tôi là... Và tôi không phải người vì mọi người. Đó là em trai của tôi. Thật ra tôi có hứng thú với khối vuông rubic hơn. hơn em trai tôi.

10:06 (Cười)

10:07 Em gái tôi, không có trong bức hình này, khi chúng tôi họp mặt gia đình - tuy không phải một gia đình lớn nhưng tôi cũng có vài người bà con - em ấy sẽ giúp tôi chuẩn bị trước. Trước khi tôi bước vào phòng, em ấy nói, "Được rồi. Chúng ta tiến hành như vầy như vầy..." Vì tôi không phải - tôi là một kẻ nhàm chán. Tôi đam mê máy tính, tôi thích Toán, tôi yêu Vật Lí, tôi giỏi về các môn đó. Tôi không nghĩ mình là người đặc biệt gì cả. Em gái tôi rõ ràng có nói, ưu điểm đặc biệt nhất của tôi đó là tôi sẽ không từ bỏ.

10:47 Được rồi, chúng ta bàn vấn đề này, vì nó rất thú vị. Anh sẽ không từ bỏ. Không phải chuyện về sự nhàm chán hay thông minh, mà là về...sự cố chấp?

10:57 Đúng là về sự cố chấp. Đó là chuyện, như là, vừa mới bắt đầu và không có nói rằng, "Được, tôi xong rồi, hãy làm gì đó khác đi - Nhìn kìa: sáng bóng quá!

11:10 Và tôi cũng có chú ý đến nhiều phần khác trong cuộc sống của mình. Tôi sống trong thung lũng Silicon khoảng 7 năm. Và tôi cũng làm việc cho công ti tương tự thung lũng Silicon, suốt một khoảng thời gian. Tôi chưa nghe chuyện đó. Chuyện không phải cách hoạt động của thung lũng Silicon. Điểm tổng thể của thung lũng Silicon đó là những người nhảy việc rồi đến những người xáo trộn công ti. Và đó không phải con người của tôi.

11:37 Nhưng suốt quá trình phát triển thật sự của Linux, thỉnh thoảng sự ngoan cố khiến anh phải cãi nhau với những người khác. Hãy nói một chút về điều đó. Có cần thiết để duy trì chất lượng của những gì đã được gầy dựng hay không? Anh sẽ mô tả chuyện đã diễn ra như thế nào?

11:54 Tôi không biết điều đó có cần thiết không. Quay lại với chuyện "Tôi không phải người vì mọi người," - thỉnh thoảng tôi cũng... chúng ta có thể nói, "cận thị" khi diễn ra với cảm giác của những người khác, và thỉnh thoảng khiến bạn phải thốt lên lời làm tổn thương người khác. Và tôi không tự hào về điều đó.

12:18 (Vỗ tay)

12:19 Nhưng, cùng lúc đó, đó là - tôi hiểu những người " hay nói tôi là người tử tế. Và khi tôi cố gắng giải thích với họ rằng có lẽ bạn tử tế, có lẽ bạn nên táo bạo hơn, họ thấy rằng tôi cũng không hề tử tế.

12:38 (Cười)

12:40 Điều tôi muốn nói là chúng ta khác biệt nhau. Tôi không phải người vì mọi người; không phải điều tôi lấy làm tự hào cho lắm, nhưng đó là một phần trong tôi. Và một trong những điều tôi thật sự thích về mã nguồn mở chính là nó thật sự cho phép mọi người làm việc cùng nhau. Chúng ta không phải thích nhau - thỉnh thoảng chúng ta cũng không hề thích nhau. Thật ra ý tôi là, có rất rất nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Nhưng thật ra bạn có thể, bạn có thể tìm thấy - thậm chí bạn không thể đồng ý hay bất đồng, chỉ là bạn quan tâm nhiều thứ khác nhau.

13:13 Và quay lại điều mà tôi đề cập trước đó tôi lo sợ những người buôn bán lợi dụng công việc của bạn, hóa ra là, một cách nhanh chóng, những người buôn bán đó là những người đáng yêu dễ mến. Và họ đã làm mọi thứ tôi không hề có hứng thú tham gia, họ có những mục tiêu hoàn toàn khác nhau. Và họ đã dùng mã nguồn mở theo cách mà tôi không muốn làm chút nào. Vì đây là mã nguồn mở nên họ có thể làm được, có thể cùng nhau phối hợp một cách hoàn hảo.

13:42 Và tôi cũng nghĩ nó hoạt động tương tự. Anh cần có quan hệ giữa người với người, những người truyền đạt, vừa ấm áp vừa thân thiện những người như là -

13:50 (Cười)

13:52 thật sự muốn ôm lấy bạn và giúp bạn hòa nhập cộng đồng. Nhưng không phải ai cũng vậy. Và đó không phải là tôi. Tôi quan tâm đến công nghệ. Có nhiều người quan tâm về UI. Tôi không thể tạo UI để kiếm sống. Ý tôi là, nếu tôi bị mắc kẹt trên một hòn đảo và cách duy nhất để thoát khỏi hòn đảo là tạo một giao diện UI đẹp tôi sẽ chết tại đây.

14:12 (Cười)

14:13 Nên có nhiều loại người khác nhau, và tôi không phải biện hộ mà là cố gắng giải thích.

14:18 Điều chúng ta nói trong tuần trước, anh đã nói về một vài chân dung khác mà anh có, tôi rất hứng thú với điều đó. Ý tưởng này là khiếu thẩm mĩ.

14:25 Và tôi vừa mới có vài hình ảnh đây. Tôi nghĩ đây là một ví dụ về khiếu thẩm mĩ không tốt trong mã nguồn, và cái này có khiểu thẩm mĩ tốt hơn, cái mà chúng ta có thể lập tức nhìn thấy. Sự khác biệt giữa hai bức ảnh này là gì?

14:40 Và đây là - Có bao nhiêu người thật sự có mật mã?

14:45 Ôi Chúa ơi.

14:47 Tôi đảm bảo với anh, những người giơ tay lên, họ đã từng tạo ra cái gọi là danh sách liên kết đơn. Và nó chỉ cho chúng ta - Trước tiên không phải cách tiếp cận khiếu thẩm mĩ tốt, đây cơ bản là cách nó tiến hành khi anh bắt đầu giải mã. Và anh không phải hiểu mật mã này.

15:04 Điều thú vị nhất đối với tôi là phần mệnh đề "Nếu" cuối cùng. Vì điều diễn ra trong danh sách liên kết đơn - nó đang cố gỡ bỏ danh mục còn tồn tại trong danh sách - và có một sự khác biệt giữa liệu đây là danh mục đầu tiên hay đây là danh mục ở giữa. Vì nếu đây là danh mục đầu tiên, bạn phải thay đổi con trỏ tới danh mục đầu tiên. Nếu là danh mục ở giữa, bạn phải thay đổi con trỏ đến danh mục trước nó. Chúng là 2 trường hợp hoàn toàn khác biệt.

15:33 Cái đó tốt hơn.

15:34 Cái này tốt hơn. Nó không có mệnh đề "nếu". Và điều này thật sự không quan trọng - tôi không muốn anh hiểu tại sao nó không có mệnh đề "nếu", nhưng anh muốn hiểu thỉnh thoảng anh có thể gặp một vấn đề theo cách khác và biên tập lại để tình huống đặc biệt biến mất rồi trở thành tình huống bình thường. Và đó là một mật mã tốt. Nhưng đây là mật mã đơn giản. Đây là CS 101. Cái này không quan trọng - mặc dù, chi tiết rất quan trọng.

16:01 Đối với tôi, dấu hiệu từ một người mà tôi thật sự muốn hợp tác chính là họ có khiếu thẩm mĩ tốt, cái mà... Tôi đã gửi anh một ví dụ ngớ ngẩn cái đó không liên quan vì nó quá nhỏ. Khiếu thẩm mĩ tốt lớn hơn nhiều. Khiếu thẩm mĩ tốt là về cái nhìn những mẫu lớn và đại loại như tự mình biết cái nào là cách làm đúng.

16:24 Được rồi, giờ chúng ta đang ghép các mảnh lại với nhau. Anh có khiếu thẩm mĩ, mà có ý nghĩa với những người thiết kế phần mềm. Anh là chiếc máy tính -

16:33 (Cười)

16:35 Tôi nghĩ mọi người có mặt ở đây thật ý nghĩa.

16:39 Anh là một người giải mã máy tính cực kì thông minh, và anh cũng cứng đầu kinh khủng. Nhưng chắc phải có gì đó khác. Ý tôi, anh sẽ thay đổi tương lai. Anh chắc là có khả năng thấy trước tương lai. Anh là người nhìn xa nhỉ?

16:53 Thật ra tôi cũng thấy có chút không thoải mái tại TED trong 2 ngày qua, vì có nhiều góc nhìn đang diễn ra, đúng không? Tôi không phải người có tầm nhìn xa. Tôi không có kế kế hoạch 5 năm. Tôi là một kĩ sư. Và tôi nghĩ thật ra - ý tôi là - tôi hoàn toàn vui vẻ với mọi người những ai đang đi dạo và nhìn chăm chăm vào đám mây và nhìn lên những vì sao rồi nói rằng "Tôi muốn đi đến đó." Nhưng tôi lại nhìn mặt đất, và tôi muốn vá ổ gà ngay trước mặt tôi trước khi tôi té vào đó. Đây chính là con người của tôi.

17:22 (Hoan hô)

17:23 (Vỗ tay)

17:25 Và tuần trước anh đã nói với tôi về 2 chàng trai. Họ là ai và anh liên hệ với họ bằng cách nào?

17:32 À, điều này khá là sáo rỗng trong công nghệ, cả Tesla hay Edison, nơi Tesla được xem như nhà khoa học vừa hiểu biết sâu sắc vừa điên rồ. Và mọi người yêu mến Tesla. Ý tôi là, có nhiều người đặt tên công ti theo tên ông ấy.

17:48 (Cười)

17:51 Người khác tôi muốn nói đến đó là Edison, người được gắn mác xấu đối với khách bộ hành và là - ý tôi là, câu nói nổi tiếng của ông là, "Thiên tài chiếm 1% cảm hứng và 99% cực nhọc." Tôi nằm trong đội của Edison, thậm chí nếu mọi người không thích ông. Vì nếu bạn thật sự so sánh cả hai, Tesla có sự nắm bắt nhanh nhạy hiện nay, nhưng ai thật sự làm thay đổi thế giới? Edison không hẳn là một người tốt đẹp gì, nhưng ông đã là nhiều việc - ông có lẽ không phải người trí thức, nên không có tầm nhìn xa. Nhưng tôi nghĩ tôi thích Edision hơn Tesla.

18:37 Chủ đề tại TED tuần này là những giấc mơ - ước mơ lớn, táo bạo, dữ dội. Anh thật sự không thích chuyện đó.

18:43 Tôi đang cố bình tĩnh chút đây.

18:45 Vậy tốt rồi.

18:46 (Cười) Chúng tôi ủng hộ bạn, ủng hộ bạn.

18:51 Nhiều công ti như Google và công ti khác cũng cho rằng kiếm được hàng tỉ đô la từ phần mềm của anh. Anh có thấy phiền không?

18:57 Không hề. Không đâu, tôi không buồn lòng vì những lí do đó. Và một lí do đó là, tôi đang làm tốt. Tôi thật sự làm rất tốt.

19:04 Nhưng lí do khác là - ý tôi là, không dùng mã nguồn mở và giải phóng mọi thứ, Linux sẽ không như ngày hôm nay. Và điều này đem lại những trải nghiệm tôi không thích nói ra chút nào, nhưng vào lúc đó, đó lại là một trải nghiệm. Tin tôi đi. Có nhiều thứ đang diễn ra khiến tôi trở thành một người đàn ông hạnh phúc và tự nghĩ tôi đã đưa ra những lựa chọn đúng đắn.

19:30 Ý tưởng về mã nguồn mở - tôi nghĩ chúng ta sẽ dừng ở đây - ý tưởng mã nguồn mở có hoàn toàn được thế giới công nhận, hay còn nhiều thứ phải xem xét lại, có nhiều thứ cần phải cân nhắc?

19:44 Tôi còn đắn đo một chút. Tôi nghĩ một nguyên nhân mã nguồn mở hoạt động hiệu quả chính là vào cuối ngày, mật mã có xu hướng chuyển sang màu trắng đen. Cách này thường hiệu quả trong việc đưa ra quyết định, liệu nó được tiến hành hoàn hảo hay không. Mật mã có hoạt động tốt hay không, nghĩa là sẽ có ít cuộc tranh luận về vấn đề này. Và chúng ta có nhiều cuộc tranh luận dù cho có lí do, đúng không? Ở nhiều lĩnh vực khác - ý tôi là, nhiều người bàn về mã nguồn mở và nhiều thứ tương tự vậy - và thật sự có nhiều lúc rất khó nói đúng, bạn có thể áp dụng công thức tương tự trong vài lĩnh vực khác. chỉ vì màu trắng và đen không chỉ chuyển sang màu xám, mà là những màu sắc khác nhau.

20:36 Nên, mã nguồn mở trong khoa học rõ ràng là đang quay trở lại. Khoa học đã có mặt trước. Nhưng sau đó khoa học đã đến khá gần, với những bài báo đắc giá và vài thứ khác đang diễn ra. Và mã nguồn mở đang quay trở lại ngành khoa học, với những thứ như arXiv và những tập san công khai. Wikipedia cũng đã thay đổi cả thế giới. Còn nhiều ví dụ khác, tôi chắc chắn có nhiều thứ cần bàn.

21:05 Nhưng anh không có tầm nhìn xa, nên không tùy thuộc anh đặt tên cho chúng.

21:09 Không phải vậy.

21:10 (Cười)

21:11 Tùy các bạn tạo ra chúng thế nào, đúng chứ?

21:13 Chính xác.

21:14 Linus Torvalds, cảm ơn Linux, cảm ơn Internet. cảm ơn các chiếc điện thoại Android.

21:20 Cảm ơn đã đến với TED và buổi chia sẻ của bản thân.

21:23 Cảm ơn.

21:24 (Vỗ tay)

Linus Torvalds ted linux TedTalks Mind

Trung Trần

Love coding and write notes

Số lượng hoa tay tiết lộ những gì về bạn

Trung Trần   6 năm trước

6 chiếc hũ chi tiêu – giải pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Trung Trần   4 năm trước

Bức tranh thú vị tổng quan về kinh tế thế giới

Trung Trần   4 năm trước

Tổng hợp series quotes hay từ page có thể bạn chưa biết

Trung Trần   6 năm trước